Quản lí và điều trị đau trên bệnh nhân ung thư
Theo định nghĩa về đau của hiệp hội nghiên cứu đau quốc tế ( international association for study of pain - IASP) năm 2020 : "Đau là một trải nghiệm cảm xúc hoặc cảm giác khó chịu liên quan đến hoặc tương tự như liên quan đến tổn thương mô thực tế hoặc tiềm ẩn". Đối với những bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu thường không có cảm giác đau tuy nhiên khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn, khoảng 70 % bệnh nhân phải trải qua cảm giác đau.
Có nhiều cách phân loại về đau :
Theo phân loại về cơ chế đau gồm 4 loại :
- Đau thụ cảm( nociceptive pain) gồm
+ Đau thân thể ( somatic pain ): thường khu trú do chấn thương hoặc bệnh lí gây tổn thương mô của da, cơ , xương và mô mềm.
+ Đau tạng (visceral pain): thường do tổn thương nội tạng : nhồi máu, tắc nghẽ lưu thông ( tắc ruột trong ung thư,...).Đau tạng thường có tính chất lan tỏa và ít khu trú
- Đau thần kinh( neuropatic pain): đau do chấn thương hoặc bệnh lí gây tổn thương trực tiếp tới hệ thống thần kinh cảm giác , có thể là đau thần kinh trung ương ( đau đầu do u não ) hoặc đau thần kinh ngoại vi (đau do độc tính thần kinh cảm giác ngoại vi của hóa trị ...
- Đau hỗn hợp ( mixed pain): Có sự tham gia đau thần kinh và đau thụ cảm VD : đau do ung thư có thể trực tiếp do khối u gây ra và do điều trị
- Đau do tâm lí (psychogenic pain): Đau thường 1 cách mơ hồ , không rõ ràng, không điển hình và không tương xứng với tổn thương thực thể. VD : bệnh nhân trầm cảm, hysteria.
Theo diễn biến về đau chia làm 2 loại
- Đau cấp tính: mới xuât hiện, , cường độ mạnh , có tính chất sinh lí báo hiệu, thúc đẩy cơ thể giảm thiểu tổn thương, thường do chấn thương hoặc viêm. VD đau sau phẫu thuật hoặc chấn thương
- Đau mãn tính:Thường tái lại nhiều lần, có tính chất bệnh lí và ảnh hưởng tiêu cực tới người bệnh , đau xuất hiện khi có tổn thương mô liên tục không thể hồi phục hoặc đau kéo dài ngay cả khi tổn thương mô đã hồi phục
Việc đau kéo dài cũng như mức độ đau càng nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống bệnh nhân do đó việc quản lí và điều trị đau trên bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn là vô cùng quan trọng và cần thiết. Hiện nay trên lâm sàng có rất nhiều công cụ để đánh giá về mức độ đau của bệnh nhân trong đó hay được sử dụng phổ biến vì tính đơn giản và tiện lợi đó là thang điểm VAS
Thang điểm này được đánh giá bằng cách cho điểm:
Từ :1-3 điểm là đau nhẹ
4- 6 điểm là đau vừa
7- 10 điểm là đau nặng
Việc đánh giá đúng mức độ đau là vô cùng quan trọng giúp thầy thuốc lựa chọn phương pháp điều trị giảm đau hiệu quả. Hiện nay trên lâm sàng có các phương pháp điều trị giảm đau sau: điều trị giảm đau bằng thuốc và điều trị giảm đau không dùng thuốc.
Đối với điều trị giảm đau bằng thuốc, hay áp dụng điều trị giảm đau theo bậc của tổ chức y tế thế giới WHO :
Đối với các trường hợp giảm đau không dùng thuốc , gồm các phương pháp:
- Can thiệp bằng điện quang và phẫu thuật: Phong bế đám rối thân tạng( đau vùng bụng trên do bệnh gan , tụy hoặc dạ dày), gây tê /giảm đau ngoài màng cứng với ống thông vùi dưới da ( đau thân dưới cho người bệnh cuối đời),...
- Xạ trị giảm đau: chỉ định cho các khối u tiến triển xâm lấn , chèn ép tại chỗ ( u chèn ép tủy sống, u não gây tăng áp lực nội sọ, u trung thất gây hội chứng u trung thất)
- Một số phương pháp khác: châm cứu, thiền, yoga , vật lí trí liệu,... tùy thuộc vào loại và mức độ đau .
Hiện nay bệnh viện ung bướu Thanh hóa nói chung và khoa chăm sóc giảm nhẹ nói riêng đã triển khai được rất nhiều kĩ thuật mới trong việc điều trị giảm đau cho bệnh nhân ung thư, với mục tiêu luôn vì sức khỏe người bệnh chúng tôi hy vọng sẽ mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất cho bệnh nhân ung thư đặc biệt là những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn .
Tài liệu tham khảo:
1. International Association for the Study of Pain | IASP. International Association for the Study of Pain (IASP). Accessed January 11, 2024. https://www.iasp-pain.org
2. Bộ Y tế (2006), Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh ung thư và bệnh AIDS, Nhà xuất bản Y Học.
3. Fallon M., GiustiF R., et al. (2018), "Management of cancer pain in adult patients: ESMO Clinical Practice Guidelines", 29 (4) pp. iv166-iv191.
4. Vũ Văn Vũ, Võ Thị Xuân Hạnh, Phạm Thị Thanh Giang, Thân Trọng Huy Hoàng (2010): "Khảo sát tình trạng đau và chất lượng cuộc sống bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến xa tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh 7/2009 - 7/2010". Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14 (4), trang 811 - 822.
Thạc sĩ - bác sĩ Lê Bá Tuấn Anh
- Giảm đau sau phẫu thuật
- Đốt sóng cao tần (RFA) điều trị ung thư gan tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa
- Quản lí và điều trị đau trên bệnh nhân ung thư
- Phẫu thuật ung thư cổ tử cung tại bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá
- Điều trị đích - hy vọng cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn tiến xa
- Triển khai thành công ứng dụng sinh học phân tử phát hiện đột biến Gen trong chẩn đoán và điều trị ung thư lần đầu tiên tại Thanh Hóa
- Case lâm sàng: điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IV di căn màng phổi tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa
- Chỉ định hóa trị liệu điều trị ung thư phổi và tác dụng phụ không mong muốn
- Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhân vỡ u gan do ung thư gan bằng phương pháp nút mạch khối u vỡ
- Ung thư phổi di căn đại tràng: Báo cáo ca bệnh tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa
Tin tức mới nhất
Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:30 | 13:15 - 17:00
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24