date
CHẤT LƯỢNG TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ HY VỌNG!

Sinh hoạt khoa học “Tối ưu hóa điều trị bước 1 Ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR+”

Đăng lúc: 08:24:47 11/05/2024 (GMT+7)

                 Sinh hoạt khoa họcTối ưu hóa điều trị bước 1 Ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR+

  Chiều ngày 10/5/2024, nhằm cung cấp kiến thức và cập nhật các thông tin, kỹ năng chuyên môn cho nhân viên y tế, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức buổi sinh hoạt khoa học : “Tối ưu hóa điều trị bước 1 Ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR+” dành cho bác sĩ, dược sĩ đang công tác tại Bệnh viện.

  Buổi sinh hoạt khoa học diễn ra dưới sự chủ trì của ThS.BS. Nguyễn Văn Tú - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Chỉ đạo tuyến – Điều dưỡng, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa; TS. BS. Phạm Văn Thái - Phó Giám Đốc TT Y học hạt nhân và Ung Bướu, Bệnh viện Bạch Mai; cùng với sự tham gia của tất cả bác sỹ, dược sỹ trong toàn viện.

 z5427819115411_40b891aab243bd2704de00622767b02d.jpg

Ảnh 1: ThS.BS. Nguyễn Văn Tú - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Chỉ đạo tuyến -  Điều dưỡng khai mạc buổi sinh hoạt khoa học.

           Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư thường gặp nhất trên toàn cầu. Về mô bệnh học, ung thư phổi được chia thành 2 nhóm chính gồm ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm chủ yếu đến 80-85% và là nhóm có nhiều lựa chọn phương pháp điều trị và tiên lượng tốt hơn. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, phần lớn bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đến bệnh viện ở giai đoạn muộn, bệnh đã lan tràn di căn xa, và điều trị khi đó chủ yếu là các liệu pháp toàn thân. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào là tối ưu cho từng cá thể phụ thuộc phần lớn vào các đặc điểm phân tử tế bào u như: các đột biến điểm EGFR, ALK, ROS1, BRAFV600E..., hay mức độ bộc lộ miễn dịch PDL1, cũng như những yếu tố khác như tuổi, thể trạng, bệnh kèm theo của bệnh nhân. Trong đó, đột biến EGFR là đột biến điểm hay gặp nhất, dự báo đáp ứng với các thuốc điều trị đích – thuốc ức chế EGFR tyrosine kinase (EGFR - TKIs), mở ra cơ hội điều trị mới cho các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn.

          Trong buổi sinh hoạt khoa học, TS. BS. Phạm Văn Thái - Phó Giám Đốc TT Y học hạt nhân và Ung Bướu, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã chia sẻ những kiến thức chuyên môn về Lựa chọn Osimertinib ngay từ bước 1 hay điều trị tuần tự để tối ưu hoá sống còn cho BN UTPKTBN đột biến EGFR (+). Kết luận lại, TS.BS. Phạm Văn Thái đã khẳng định:

- Lựa chọn Osimertinib ngay từ bước 1 hay điều trị tuần tự cho BN UTPKBN có EGFR để tối ưu sống còn cho BN cần được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố: Hiệu quả điều trị, chất lượng cuộc sống và cơ hội tiếp cận Osimertinib bước 2.

- mPFS của nhóm sử dụng Osimertinib là 18.9 tháng (so với 10.2 tháng của TKI thế hệ 1) và nhất quán trong các nghiên cứu đời thực (Reiwa, Osi –Fact, Nc đời thực tại Trung Quốc, NC đời thực tại BV K).

- Osimertinib là TKI đầu tiên cải thiện OS trong một nghiên cứu pha III, đa trung tâm với mOS đạt 38,6 tháng (so với 31,8 tháng của TKI thế hệ 1).

- Chỉ có khoảng 30 % bệnh nhân được sử dụng  TKI thế hệ 1, 2 ở bước 1 được tiếp cận với Osimertinib ở bước 2. Không tiên đoán được BN nào có T790M+ sau tiến triển TKI bước 1.

- Theo khuyến cáo mới nhất của NCCN v4.2024: Osimertinib là lựa chọn ưu tiên cho điều trị bước 1 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn tiến xa có đột biến EGFR cả thường gặp và không thường gặp. 
   

 z5427911901567_d8c3a0081d6dba27d138bfdc1864a24c.jpg   

Ảnh 2: TS.BS.Phạm Văn Thái – Phó Giám đốc TT Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai báo cáo trong buổi sinh hoạt khoa học

           Cũng tại buổi sinh hoạt khoa học, các bác sĩ, dược sĩ đã được nghe bài báo cáo Điều trị Ung Thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR (+) của Báo cáo viên ThS.BSNT. Mai Thị Ngọc – Bác sĩ điều trị Khoa Xạ trị & YHHN, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.

z5427936286583_e2b8998e4d5e13049a1dcac7d15add92.jpg

Ảnh 3: ThS.BSNT. Mai Thị Ngọc – Bác sĩ điều trị - Khoa Xạ trị & YHHN – Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

          Tại phần thảo luận, các thành viên tham dự được các báo cáo viên giải đáp nhiều câu hỏi về tối ưu hóa điều trị bước 1 Ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR. Từ đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh. Buổi sinh hoạt khoa học góp phần cập nhật kiến thức mới nhất cho y, bác sỹ, giúp cho các thầy thuốc có phác đồ điều trị tối ưu nhất, qua đó giúp nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân ung thư.

                                                                            Nguyễn Thúy – Phòng CTXH

File đính kèm:z5427819115411_40b891aab243bd2704de00622767b02d.jpg (Xem trước)

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:30 | 13:15 - 17:00
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
994
Hôm qua:
1713
Tuần này:
10121
Tháng này:
46524
Tất cả:
498326