date
CHẤT LƯỢNG TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ HY VỌNG!

Điều trị ung thư gan bằng phương pháp nút mạch hóa chất (TACE)

Đăng lúc: 10:16:57 03/07/2018 (GMT+7)

Ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) là một bệnh lý ác tính của tế bào gan (chiếm 90% các ung thư gan). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hàng năm có 2 triệu người chết do ung thư gan. Ở Việt Nam, ung thư gan đứng hàng thứ ba sau ung thư phổi, ung thư dạ dày ở nam và sau ung thư vú, ung thư cổ tử cung ở nữ giới.

 1.     Chẩn đoán ung thư gan

Việc chẩn đoán đối với ung thư gan nhiều khi hết sức khó khăn. Để chẩn đoán xác định thường phải dựa vào mô bệnh học qua sinh thiết khối u song không phải lúc nào cũng tiến hành được vì những rủi ro đối với tính mạng bệnh nhân; khi đó, căn cứ vào các tiêu chuẩn như  xét nghiệm anpha FP máu tăng cao, HBsAg (+) và/hoặc HCV (+) cùng với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ có u gan với đặc điểm hình ảnh của HCC để để chẩn đoán xác định.
cđ1.pngcđ2.jpg


2.      Các phương pháp điều trị

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát như phẫu thuật, đốt sóng cao tần, tiêm cồn, xạ trị, điều trị đích… Mỗi phương pháp có các ưu nhược điểm khác nhau, để lựa chọn phương pháp thích hợp với từng bệnh nhân các bác sĩ sẽ dựa trên các tiêu chí sau:

-         Gian đoạn bệnh, số lượng và kích thước khối u.

-         Có di căn hay không

-         Bản chất mô học của khối u

-         Chức năng gan: ung thư gan trên một gan lành hay gan đã bị xơ

-         Toàn trạng bệnh nhân có chấp nhận được cuộc điều trị không.

3.    Nút hóa chất động mạch gan (TACE)

    3.1 Cơ sở khoa học của phương pháp

    Nhu mô gan lành được cấp máu chủ yếu (80%) từ hệ tĩnh mạch cửa và 20% được cấp bởi động mạch gan. Ngược lại, tổ chức khối ung thư HCC được cấp máu chủ yếu từ hệ thống động mạch (80%) bao gồm hệ động mạch gan và hệ động mạch ngoài gan.

    Nút mạch là một phương pháp được sử dụng thường xuyên và hiệu quả trong điều trị ung thư, bằng cách dùng các vật liệu để gây giảm hay tắc hoàn toàn lòng mạch đồng thời tiêm hóa chất diệt ung thư vào u, nhằm mục đích gây thiếu máu rồi dẫn đến hoại tử khối u. Phương pháp này ngày càng được cải tiến cả về kỹ thuật lẫn vật liệu nút mạch, nâng cao hiệu quả trong điều trị.

cđ3.jpg
Hình ảnh Ekip các BS-KTV BVUB Thanh Hóa thực hiện nút mạch

cđ5.jpgcđ6.jpg
Hình minh họa nút hóa chất động mạch chọn lọc và siêu chọn lọc khối ung thư gan.
Hóa chất nút mạch đọng trong khối u, động mạch nuôi (mầu vàng) và trào một phần sang tĩnh mạch cửa (mầu xanh)


  3.2 Chỉ định nút mạch hóa chất điều trị u gan

U gan nguyên phát hoặc thứ phát trong các trường hợp sau.

-         U không còn chỉ định phẫu thuật hoặc có chỉ định phẫu thuật mà bệnh nhân không muốn phẫu thuật, có thể có một hay nhiều khối.

-         HCC vỡ: nhiều tác giả điều trị thành công biến chứng vỡ nhân ung thư bằng phương pháp nút mạch

-         Không có huyết khối tĩnh mạch cửa, không có hạch lớn di căn rốn gan

-         U gan thứ phát thể giàu mạch

   3.3  Chống chỉ định

-          Chống chỉ định với nút động mạch gan: thông cửa - chủ

-          Rối loạn đông máu nặng: số lượng tiểu cầu <50000/mm3, prothrombin <50%

-          Suy thận: creatinine huyết thanh > 2 mg/dl

-          Dị ứng thuốc cản quang Iod, hóa chất chống ung thư

cđ7.png cđ8.png
            Chụp mạch siêu chọn lọc qua vi ống thông (microcatheter)                                        TACE siêu chọn lọc qua vi ống thông (microcatheter ) 

3.4. Biến chứng

   3.4.1 Biến chứng của TACE

+ Hội chứng sau nút mạch PES (post-embolic syndrome): biểu hiện bằng sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn. Thường ở mức độ nhẹ, điều trị triệu chứng bằng các thuốc thông thường.

+ Sốt: thường sốt nhẹ 37.5-38 độ C. Một số trường hợp rét run.

+ Buồn nôn, nôn: các trường hợp

+ Đau bụng vùng gan: gặp khoảng 44% các trường hợp, do sự hoại tử tổ chức khối u và gan lân cận. Điều trị bằng các thuốc giảm đau thông thường hoặc nhóm Opiat (Morphin)

+ Tăng men gan thoáng qua

+ Áp xe gan: các trường hợp. Đây là áp xe gan vô khuẩn do hoại tử tổ chức.

+ Viêm túi mật cấp (acute cholecystitis), viêm tụy cấp (acute pancereatitis)

+ Rụng tóc (alopecia), suy nhược cơ thể (asthenia)

+ Tràn dịch màng phổi, loét dạ dày chảy máu

    3.4.2 Biến chứng của can thiệp nội mạch

+ Dị ứng thuốc cản quang

+ Tụ máu vùng đùi

+ Giả phình, bóc tách động mạch đùi

+ Suy thận: do liên quan đến thuốc cản quang sử dụng trong chụp và nút mạch

   3.5 Theo dõi, tái khám và dự phòng

  •       Theo dõi và tái khám định kỳ: tùy kết quả điều trị và theo chỉ định của bác sỹ.
  •       Ăn uống đầy đủ.
  •       Tránh tuyệt đối thức uống có cồn (bia, rượu).
  •       Hạn chế các thức ăn quá béo. Tránh ăn đồ ăn bị ôi thiu, nhiễm nấm mốc.
  •       Tiêm phòng vaccine cho những người chưa nhiễm HBV
  •        Phát hiện sớn: khám sức khỏe định kỳ.                
           HÌNH ẢNH CA LÂM SÀNG
cđ9.jpg cđ10.jpg
Hình ảnh trước can thiệp u gan phải tăng sinh mạch

cđ11.jpg                        cđ12.jpg
          Hình ảnh can thiệp (TACE)              Sau can thiệp khối u hoại tử,
                                                           không ngấm thuốc cản quang

 


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt :

1. Anh PTH, Nga NH, Trường TH et al : Tình Hình bệnh ung thư ở Hà Nội giai  đoạn 1996-1999, Tài liệu lớp tập huấn ghi nhận ung thư, Bộ Y tế, Bệnh viện K, 2002, 116-123.

          2. Mai Hồng Bàng. (1995)Nghiên cứu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp tiêm ethanol qua da vào khối u gan dưới sự hướng dẫn của siêu âm, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Y Dược, Học viện Quân y, Bộ quốc phòng.

3. Bộ môn Ung thư - Trường Đại học Y Hà Nội. (1997)

Ung thư gan nguyên phát, Bài giảng ung thư học, Nhà xuất bản Y  học, tr. 205.

4. Bộ môn Giải phẫu bệnh học - Trường Đại học Y Hà Nội. (1998)

Ung thư biểu mô gan nguyên phát, Giải phẫu bệnh học, Nhà xuất bản Y học, tr. 383-389

5. Lê Văn Don, Vũ Văn Khiên, Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Thu Hà, Nguyễn Thanh Hà. (2002)

Giá trị của AFP trong chẩn đoán xác định, tiên lượng và theo dõi điều trị một số thể ung thư gan nguyên phát, Tập san Nội khoa - Hội Nội khoa Việt Nam, Số 2, tr. 8-10.

6. Phạm Ngọc Hoa. (2000)

Nhân 13 trường hợp cấp cứu vỡ ung thư gan được can thiệp bằng kỹ thuật TOCE, Thời sự Y dược học, 10, số 5, tr. 267-270.

7. Hiệp hội quốc tế chống ung thư. (1991)

Ung thư học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 382-386.

8. Hà Văn Mạo, Hoàng Kỷ, Phạm Hoàng Phiệt.

Ung Thư Gan Nguyên Phát. Nhà  Xuất Bản Y Học, Hà Nội, 2006.       

9. Huỳnh Đức Long, Thi Văn Gừng, Thái Ngọc Dang, Trần Ngọc Danh, Phạm Ngọc Hoa, Đặng Văn Phước. (2000) 

ứng dụng phương pháp gây nghẽn mạch kết hợp với tiêm thuốc hoá trị (TOCE) trong điều trị ung thư gan nguyên phát, Báo cáo 201 trường hợp tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thời sự Y Dược, Hội Y Dược Tp Hồ Chí Minh, tr. 233-237.

10. Phạm Minh Thông: Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng nút hoá chất động mạch gan trên 134 bệnh  nhân ở bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí nghiên cứu Y học.2004.

11. Lê Văn Trường, Mai Hồngng, Vũ Văn Khiên, Nguyễn Văn Thịnh, Phạm Văn Hùng. (2001)

Kết quả bước đầu điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng phương pháp thuyên tắc hoá dầu trị liệu qua đường động mạch, Y học thực hành, Bộ Y tế, Số 2 (394), tr. 48-50.

            12. Nguyễn Khánh Trạch. (2000)  

Ung thư gan nguyên phát, Bài giảng tiêu hoá, Khoa Tiêu hoá, Phòng chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Bạch Mai, 12/2002, tr. 16-229.

Tiếng Anh :

1.Adrian M. Di Bisceglie, Robert L. Carithers Jr., and Gregory J. Gores. (1998)

Hepatocellular Carcinoma, Hepatology, October, vol. 28, No 4, p. 1161-1165.

          2.Bartolozzi C., Lencioni R., Caramella D., Vignali C., Mazzeo S., Carrai M., Maltinti G., Capria A., Conte P. F. (1995)

Treatment of large HCC: transcatheter arterial chemoembolization combined with percutaneous ethanol injection versus repeated transcatheter arterial chemoembolization, Record 1 of 7 - MEDLINE (R).

3.Dancey J. E. and Shepherd F. A. (1999)

Carcinoma of the liver, Curent therapy in Cancer, p. 81-87.

4.Eugenio Caturelli, Domenico A. Siena, Saverio Fusilli, Maria Rosaria Villani, Michele Mardella. (2000)

Transcatheter Arterial Chemoembolization for Hepatocellular Carcinoma in patients with Cirrhossis, Evalution of damage to Nontumorous Liver Tissue – Longterm prospective study Radiology, April, Vol. 215, No. 1, p. 123-128.

5.Haskell C. M., Slavey R. S., Ramning K. P. (1995)

Liver, Cancer treatment, p. 512-523.

6.Hsich M. Y., Chang W. Y., Wang L. Y., Chen S. C., Chuang W. L., Lu S. N., Wu D. K. (1992)

Treatment of hepatocellular carcinoma by transcatheter arterial chomoembolization and analysis of prognostic factor, Cancer chemother Pharmacol, 31 suppl, p. 582-585.

Minimally Invasive Techniques for the treatment of liver tumors, Sem Liver Disease, 21 (2), p. 238-291.

7.Ryder SD, Rizzi PM, Metivier E., Karani J., Williams R. (1996)

Chemoembolization with Lipiodol and Doxorubicin, Applicability in British patients with Hepatocellular Carcinoma Gut Jan, 38 (1), p. 125-128


 

Mọi chi tiết xin liên hệ BsCKI Nguyễn Văn Sơn- Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh
- Hotline 0238888835 hoặc 0943804456 .

 

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:30 | 13:15 - 17:00
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
356
Hôm qua:
3762
Tuần này:
6588
Tháng này:
40319
Tất cả:
356128