date
CHẤT LƯỢNG TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ HY VỌNG!

Khoa Kiểm soát nhiểm khuẩn

Đăng lúc: 10:59:07 15/11/2019 (GMT+7)


1. Vị trí:

- Tên khoa: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Địa điểm: Tầng 1, khu cận lâm sàng, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hó
2. Điện thoại:
- Số ĐT: 02373950008
- Mail: kiemsoatnhiemkhuanBVUB@gmail.com
- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩnđược thành lập theo Quyết định số 414/QĐ-UBND ngày 14/5/2019 của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa.
- Khoa bắt đầu phát triển nhiều hoạt động chuyên môn về Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, thành lập mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn và đẩy mạnh hoạt động tập huấn, giám sát,...
3. Cơ cấu tổ chức:
-  Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩnBệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa có tổng số 09 cán bộ viên chức và người lao động trong đó:
+ 01 Cử nhân điều dưỡng (Trưởng khoa)
+ 01 Cử nhân điều dưỡng ( Phụ trách điều dưỡng trưởng khoa)
+ 05 Cao đẳng điều dưỡng
+ 01 Hợp đồng lao động
+ 01 trung cấp điều dưỡng
+ Tổ giám sát có: 3 nhân viên
+ Tổ tiệt khuẩn có: 2 nhân viên
+ Tổ chât thải có: 3 nhân viên
+ Tổ đồ vải có: 2 nhân viên
4. Ban lãnh đạo đương nhiệm:

 image004 (1).jpg

                Trưởng Khoa
                    CN. Nguyễn Đình Vinh

                image005.jpg
                    Điều Dưỡng Trưởng
                     CN. Trịnh Thị Ngọc Anh

  5. Một số hình ảnh của khoa phòng:

                  

Tập thể khoa
                      

 1 Buổi sinh hoạt  tại khoa.
                        

Vận hành máy đóng túi dụng cụ hấp plassma.
                        

 Vận hành máy hấp tiệt khuẩn nhiệt dộ cao
                   

                           Vận hành máy hấp nhiệt độ thấp plassma
                          

6. Chức năng nhiệm vụ: 
6.1 Chức năng:
   Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩnXây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở kế hoạch hành động quốc gia, mục tiêu chất lượng về kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tiễn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo từng giai đoạn.
6.2 Nhiệm vụ
  Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch
- Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩnKiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn đặc biệt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác đối với tất cả người hành nghề, người làm việc khác (gọi chung là nhân viên y tế), học sinh, sinh viên, học viên (gọi chung là học viên), người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Vệ sinh tayTổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát  các quy định về vệ sinh tay, trang bị sẵn có phương tiện, hóa chất vệ sinh tay cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm tại các vị trí khám bệnh, điều trị, chăm sóc người bệnh và nơi có nhiều người tiếp xúc.
- Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tếThực hiện quản lý, xử lý dụng cụ y tế tập trung, kiểm soát việc xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tái sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng. Bảo quản thiết bị, dụng cụ y tế sau xử lý bảo đảm vô khuẩn trước khi sử dụng cho người bệnh. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý, xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tại các khoa, phòng.
- Quản lý và xử lý đồ vải y tếCung cấp đồ vải cho người bệnh, nhân viên y tế hằng ngày và khi cần. Xử lý đồ vải tập trung tại khu giặt là. Đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu, dịch tiết sinh học phải được xử lý riêng bảo đảm an toàn.Kiểm soát chất lượng và thường xuyên kiểm tra, giám sát, quy trình xử lý đồ vải.
- Quản lý chất thải y tếThực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hành quản lý chất thải, bảo đảm chất thải được phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý an toàn theo đúng quy định của pháp luật.
- Vệ sinh môi trường bệnh việnTổ chức thực hiện, kiểm tra vệ sinh môi trường theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng môi trường nước, môi trường bề mặt, môi trường không khí cho từng khu vực theo quy định của Bộ Y tế và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- An toàn thực phẩmTổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm về vi sinh vật. Giám sát, báo cáo các trường hợp bị nhiễm khuẩn liên quan đến thực phẩm được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Phối hợp với cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm tại địa bàn để triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở chế biến, cung cấp thực phẩm, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh về an toàn thực phẩm.
- Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vậtThiết lập hệ thống quản lý, giám sát, xử trí và báo cáo tai nạn, rủi ro nghề nghiệp liên quan đến vi sinh vật đối với nhân viên y tế. Thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm (viêm gan B, cúm, lao và các bệnh truyền nhiễm khác) cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm. Xây dựng danh mục và bảo đảm sẵn có thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế để điều trị dự phòng cho nhân viên y tế khi bị phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm.
- Phòng chống dịch bệnhXây dựng kế hoạch ứng phó với các dịch bệnh; phối hợp với cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở y tế khác trong việc phòng, chống dịch bệnh và các tình huống khẩn cấp trên địa bàn theo sự phân công của cơ quan quản lý.
- Quản lý hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩnXây dựng định mức, kiểm tra chất lượng và quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn. Kiểm tra, quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn bảo đảm an toàn, tiết kiệm và hiệu quả
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn của thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
- Tổ chức các khóa huấn luyện cơ bản và nâng cao kiến thức về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện: cho nhân viên y tế, cho nhân viên làm sạch môi trường trong bệnh viện, nhân viên trợ cụ các công ty ngoài bệnh viện.
- Tiến hành nghiên cứu khoa học: các nghiên cứu về nhiễm khuẩn bệnh viện hàng năm và các sáng kiến giúp nâng cao công tác chuyên môn và quản lý.
7. Lịch sử:
   Đồng hành cùng với sự ra đời và phát triển của Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn được thành lập từ tháng 5 năm 2019. Nhân lực ban đầu gồm có 6 cán bộ viên chức với 03 cử nhân điều dưỡng, 03 cao đửng điều dưỡng. Đến nay, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đã có sự phát triển về cả nhân lực và năng lực chuyên môn với tổng số 09 cán bộ viên chức, trong đó có 01 ĐDCKI, 01 cử nhân điều dưỡng, 05 cao đẳng điều dưỡng, 01 trung cấp điều dưỡng, 01 hợp đồng lao động, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bệnh viện và nhiệm vụ chức trách được giao. Tháng 6 năm 2020, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn thành lập 4 tổ chuyên môn: tổ giám sát, tổ tiệt khuẩn, tổ chất thải và tổ đồ vải.
8. Khen thưởng
9.1. Tập thể:
- Hàng năm đạt Tập thể "Lao động tiên tiến".
9.2. Cá nhân:
- 100% viên chức đạt "Lao động tiến tiến" trong đó có khoảng 15% "chiến sỹ thi đua cấp cơ sở" và Giấy khen của Giám đốc Sở Y tế, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện. Giấy khen của Công Đoàn cơ sở.
9. Tiềm năng và hướng phát triển
- Cùng với sự hình thành và phát triển của Bệnh viện, khoa kiểm soát nhiễm khuẩn luôn hỗ trợ trong công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân bằng việc cung cấp dụng cụ, đồ vải vô khuần và đồ vải sạch cho các khoa phòng trong bệnh viện đồng thời thực hiện tốt công tác quản lý chất thải và vệ sinh môi trường trong bệnh viện. Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đóng vai trò là đầu mối trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:30 | 13:15 - 17:00
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
622
Hôm qua:
1418
Tuần này:
6711
Tháng này:
34511
Tất cả:
312662