Khoa Huyết học - Sinh hóa - Vi sinh
TRƯỞNG KHOA
Ths: Lê Thị Phương
PHỤ TRÁCH ĐIỀU DƯỠNG
CNĐD: Phùng Thị Ngọc Tú
Ảnh tập thể cán bộ khoa Huyết học - Sinh hóa - Vi sinh
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Khoa Huyết học – Sinh hóa – Vi sinh – Giải phẫu bệnh – Tế bào được hình thành theo quyết định số 81/QĐ-SYT ngày 17/01/2018 của Giám đốc Sở y tế và chính thức đi vào hoạt động ngày 25/01/2018 và tính đến nay khoa đã đi vào hoạt động được gần 3 năm.
2. Vị trí địa lý, cơ sở vật chất
2.1. Vị trí địa lý:
- Khoa Huyết học – Sinh hóa – Vi sinh, hoạt động tại tầng 2 tòa nhà 3 tầng của Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.
- Địa chỉ: Ngõ 958, đường Quang Trung, p. Đông Vệ, TP. Thanh Hóa.
2.2. Cơ sở vật chất
- Cơ sở vật chất khang trang, riêng biệt giữa khu hành chính và các phòng chuyên môn kỹ thuật và phòng thay đồ, công trình phụ.
- Máy móc, trang thiết bị:
Được sự quan tâm của UBND tỉnh, các sở ban ngành, Đảng ủy Ban Giám đốc Bệnh viện, hiện tại khoa đã được trang bị máy móc, thiết bị tương đối đầy đủ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Hiện tại, Khoa phòng được trang bị những máy móc, trang thiết bị, như sau:
+ Hệ thống sinh hóa - miễn dịch tự động Cobas 6000 với 2 module C501 và e611 với công suất tới 1170 xn/giờ.
Ưu điểm của hệ thống máy xét nghiệm COBAS 6000
Phương pháp xét nghiệm: Sử dụng phương pháp mới nhất hiện đại nhất trong lĩnh vực miễn dịch:Điện hóa phát quang (ECL: ElectrodeChemi Luminescence) đối với Module miễn dịch và phương pháp đo quang với Module Sinh hóa.
Thời gian xét nghiệm nhanh từ 9 phút (cho xét nghiệm cấp cứu) đến 18 phút (cho xét nghiệm thường quy).
Danh mục xét nghiệm: Có thể thực hiện nhiều loại xét nghiệm khác nhaunhư xét nghiệm hóa sinh máu, nước tiểu, dịch cơ bản và miễn dịch.
+ Hệ thống phân tích huyết học tự động > 18 thông số và máy phân tích huyết học tự động bằng laser phân tích được > 32 thông số (Celtac – G), sử dụng công nghệ tiên tiến DynaHelix Flow và DynaScatter Laser mang đến kết quả chính xác và độ lặp lại tốt. Với phương pháp đo 5 thành phần bạch cầu bằng laser tán xạ ánh sáng. Có chương trình quản lý chất lượng QC: X-R, L & J (Levey Jennings).
Thiết bị có khả năng đo tới 90 xét nghiệm/ giờ và lưu trữ 10.000 mẫu.
Ngoài ra, thông số đo mới RDWI, Mentzer Index cung cấp thông tin hữu ích để nhận biết bệnh b thalassemia hoặc thiếu máu thiếu sắt...
+ Máy tổng phân tích nước tiểu 10 thông số và 13 thông số;
+ Máy khí máu;
+ Máy đông máu;
+ Tủ an toàn sinh học;
+ Tủ ấm, tủ sấy;
+ Bình cách thủy;
+ Kính hiển vi 2 mắt;
+ Máy ly tâm Kobuta 2420, 4000…
+ Tủ lưu trữ khối hồng cầu, huyết tương.
+ Một số trang thiết bị khác như tủ bảo quản hóa chất, tủ lạnh dân dụng, tủ lưu trữ mẫu, …
3. Tổ chức bộ máy, cán bộ
3.1. Tổ chức: có 3 bộ phận sau
- Bộ phận Huyết học - Truyền máu - Đông máu
- Bộ phận Hóa sinh – Miễn dịch
- Bộ phận Vi sinh
3.2. Cơ cấu nhân lực
- Lãnh đạo khoa:
+ Ths – Bs. Lê Thị Phương – Trưởng khoa.
+ CN. Phùng Thị Ngọc Tú – KTV Trưởng
- Tổng số cán bộ, viên chức: 16 người; trong đó:
+ Thạc sĩ – Bác sĩ: 01
+ Bác sĩ: 03
+ Cử nhân điều dưỡng: 01
+ Cử nhân xét nghiệm: 04
+ Cử nhân hóa học: 01
+ Kỹ Thuật viên: 06
4. Chức năng, nhiệm vụ
4.1. Chức năng
Khoa HH - SH - VS có chức năng thực hiện xét nghiệm cơ bản, chuyên sâu, cao cấp trong chẩn đoán, theo dõi điều trị, tiên lượngvà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Hóa sinh - Miễn dịch, Vi sinh, Huyết học - Truyền máu - Đông máu.
4.2. Nhiệm vụ
- Quản lý và sử dụng thiết bị y tế theo đúng quy chế quản lý và sử dụng vật tư trang thiết bị.
- Tất cả máy, thiết bị phải có lý lịch, quy trình vận hành, phân công người phụ trách, có lịch bảo dưỡng định kỳ.
- Thực hiện vận hành máy móc theo đúng quy trình.
- Bố trí bác sĩ, kỹ thuật viên thường trực 24/24 giờ theo quy định.
- Lấy bệnh phẩm bệnh nhân ngoại trú và nội trú, nhận bệnh phẩm của các khoa phòng theo quy định.
- Bác sĩ và kỹ thuật viên tiến hành làm các xét nghiệm theo đúng quy trình kỹ thuật, ưu tiên xét nghiệm cấp cứu, phòng khám và tính đặc thù của xét nghiệm cần được làm kịp thời.
- Kết quả xét nghiệm được ghi đầy đủ, rõ ràng vào phiếu và sổ lưu kết quả.
- Kết quả được kiểm tra và ký duyệt trước khi trả cho bệnh nhân.
- Trả kết quả đúng thời gian quy định, thực hiện lưu giữ, ghi chép sổ sách, thống kê, báo cáo theo quy định của Bệnh viện và Bộ Y tế.
- Quản lý chặt chẽ hóa chất, thuốc thử, sinh phẩm chẩn đoán; hạn chế hư hỏng trong quá trình xét nghiệm.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo và chỉ đạo tuyến.
- Tham gia xây dựng hệ thống Quản lý chất lượng, góp phần hoàn thiện Hệ thống chất lượng toàn Bệnh viện.
- Tham gia hội chẩn chuyên khoa trong và ngoài bệnh viện khi có yêu cầu. Cũng như chi viện cấp cứu kịp thời khi có thiên tai, thảm họa.
- Tham mưu về lĩnh vực chuyên khoa cho lãnh đạo Bệnh viện.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc phân công.
5. Thành tích đạt được
- Các xét nghiệm được triển khai chính xác theo các quy trình chuyên môn chuẩn mực :
- Xét nghiệm Hóa sinh cơ bản và chuyên sâu: Sử dụng các hệ thống máy hiện đại và hoàn toàn tự động
- Thời gian xét nghiệm ngày càng được rút ngắn, đáp ứng kịp thời theo nhu cầu của công tác khám chữa bệnh. Số lượt xét nghiệm tăng liên tục và dự kiến đến năm 2020 sẽ đạt khoảng 304.891 xét nghiệm.
- Tham gia đóng góp đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm, một số đề tài được nghi nhận và ứng dụng trên lâm sàng.
6. Định hướng Phát triển
- Cải tiến liên tục các kỹ thuật, rút ngắn hơn nữa thời gian trả kết quả các xét nghiệm, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh.
- Thực hiện bộ tiêu chí xét nghiệm, chuẩn hóa quy trình kĩ thuật, hướng tới đạt tiêu chuẩn ISO.
Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:30 - 11:30 | 13:30 - 17:30
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24