date
CHẤT LƯỢNG TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ HY VỌNG!

HẠ CALCI MÁU Ở NHỮNG BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TUYẾN GIÁP, VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Đăng lúc: 16:35:42 13/04/2023 (GMT+7)

Đa số bệnh nhân sau phẫu thuật toàn bộ tuyến giáp đều có triệu chứng của hạ calci máu. Hạ calci máu có thể biểu hiện trên xét nghiệm sinh hóa mà không có triệu trứng lâm sàng nhưng cũng có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như tê bì chân tay, chuột rút, nặng hơn đe dọa đến tính mạng như cơn tetani, co thắt thanh quản, co giật …

Triệu chứng lâm sàng thay đổi theo mức độ và tốc độ khởi đầu: triệu chứng rất điển hình trong trường hợp hạ calci máu cấp; hạ calci máu mạn tính có thể không có triệu chứng.

Cơn hạ calci máu điển hình (cơn tetani)

+ Đầu tiên người bệnh có cảm giác tê bì đầu chi, lưỡi và quanh miệng, kèm theo cảm giác lo âu, mệt mỏi, hồi hộp; các dấu hiệu vận động không bình thường như: co thắt các nhóm cơ ở đầu chi, chuột rút xuất hiện tự nhiên hoặc khi gõ vào.

+ Đau bụng kiểu chuột rút, co rút bàn chân, nhìn đôi, đái rắt, co thắt thanh môn.

Hạ đường huyết phân biệt với hạ canxi máu | BvNTP

+ Dấu hiệu Trousseau và dấu hiệu Chvostek dương tính. Dấu hiệu Trousseau xuất hiện khi đo huyết áp và giữ ở mức cao hơn huyết áp động mạch 20 mmHg trong 3 phút. Dấu hiệu Chvostek dương tính khi gõ nhẹ vào vị trí dây thần kinh mặt phía trước dái tai 2cm.

Dấu hiệu “tố” bạn hạ canxi máu

+ Có thể co giật các thớ cơ.

+ Các cơ co bóp không tự chủ có thể gây cử động bất thường làm người bệnh đau đớn: cổ tay gập vào cẳng tay, ngón tay gập vào bàn tay nhưng vẫn duỗi cứng, ngón tay khép vào trong – hình dáng của bàn tay người đỡ đẻ. Các dấu hiệu này xuất hiện nếu người bệnh thở nhanh sâu, hoặc nếu buộc ga rô cầm máu ở cánh tay.

+ Nặng hơn, ở các cơ chi dưới cũng có thể gặp: háng và đầu gối duỗi cứng, đùi khép lại, bàn chân và ngón chân duỗi tối đa.

+ Trường hợp hạ calci máu nặng dẫn tới chứng ngủ lịm, tâm thần lộn xộn, mơ hồ. Hiếm gặp co thắt cơ thanh quản, cơn đau đột ngột hoặc suy tim.

          Xét nghiệm máu chẩn đoán hạ calci

Chẩn đoán hạ Calci máu khi Calci huyết tương toàn phần < 2.15 mmol/L.

Khi có biểu hiện lâm sàng thì Calci huyết tương toàn phần thường ≤ 1.75 mmol/L      

Hạ canxi trong máu

                   Việc không nhận biết nguy cơ hạ Calci và có chiến lược bổ xung Calci cho bệnh nhân sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân khi có các biến chứng. Để phòng ngừa tình trạng hạ calci máu người bệnh cần khám, làm xét nghiệm máu định kỳ, có chế độ ăn uống dinh dưỡng phù hợp.

                   Từ bài viết trên mong rằng có thể giúp bạn đọc nhận diện được những triệu chứng và hiểu rõ hơn về nguy cơ, tác hại của bệnh gây ra, khi gặp các triệu chứng trên cần đến các cơ sở y tế để được đội ngũ y, bác sĩ làm xét nghiệm, tư vấn và ra chỉ định cụ thể.

                   Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa không chỉ có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm mà còn sở hữu trang thiết bị hiện đại, đảm bảo cho kết quả chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó chúng tôi có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị bệnh lý tuyến giáp, ung thư giáp. Qua đó, chúng tôi cam kết trả kết quả chính xác, kịp thời, tư vấn tận tâm mang lại sự an tâm cho khách hàng. 

          Khách hàng có nhu cầu tư vấn, làm các xét nghiệm có thể liện hệ:

Khoa Huyết học – Sinhh Hóa – Vi sinh, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

Địa chỉ: Ngõ 958 Đ. Quang Trung, Quảng Thịnh, Quảng Xương, Thanh Hoá

hoặc qua số điện thoại : 0237.8888.836

CN. Nguyễn Xuân Thành, Khoa Huyết học – Sinh hóa –Vi sinh 

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:30 | 13:15 - 17:00
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
558
Hôm qua:
1372
Tuần này:
8309
Tháng này:
31726
Tất cả:
347535