date
CHẤT LƯỢNG TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ HY VỌNG!

CÁC XÉT NGHIỆM GIÚP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÔNG - CẦM MÁU TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THANH HÓA

Đăng lúc: 16:39:14 13/04/2023 (GMT+7)

Trong các trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu hoặc triệu chứng của rối loạn chảy máu ( chảy máu cam, chảy máu nướu răng, bị bầm tím, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, …); hay cần làm thủ thuật, phẫu thuật bác sĩ thường chỉ định người bệnh làm xét nghiệm đông máu. Quá trình này cho biết chính xác tình trạng đông máu của người bệnh có hoạt động tốt hay không, giúp chẩn đoán sớm, chẩn đoán chính xác loại rối loạn, mức độ rối loạn cũng như tiến triển của các rối loạn đông máu mà người bệnh đang mắc phải. Qua đó, Bác sĩ nhanh chóng có đầy đủ cơ sở để tiến hành điều trị kịp thời, với phác đồ phù hợp nhất cho người bệnh.

Bên cạnh thông tin về triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh tật, tiền sử dùng thuốc, tiền sử gia đình… kết quả của các xét nghiệm đông cầm máu đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán bất thường về đông máu.

 Hiện nay, hầu như những xét nghiệm đông cầm máu đều được tiến hành bằng máy móc tự động dưới sự giám sát của bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn.

Các xét nghiệm thăm dò đông cầm máu bao gồm:

-            Thăm dò giai đoạn cầm máu ban đầu: được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện như thời gian máu đông - máu chảy, nghiệm pháp dây thắt, hoặc co cục máu đông. Xét nghiệm cơ bản giúp gợi ý bác sĩ phát hiện sự bất thường cầm máu ở kỳ đầu do bệnh nhân bị thiếu vitamin C, giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu, cũng như các hội chứng rối loạn đông máu.

-         Thăm dò giai đoạn đông máu huyết tương

Đông máu ngoại sinh

Tỷ lệ phức hệ prothrombin.

Định lượng yêu tô II, V, VII, X

Đông máu nội sinh

Thời gian phục hồi calci của huyết tương (Howell)

APTT (thời gian sinh thromboplastin hoạt hoá từng phần)

Định lượng yếu tố: VIII, IX, XI và các yếu tố tiếp xúc.

Giai đoạn hình thành fibrin

Định lượng fibrinogen, yếu tô XIII

Thời gian thrombin

-         Nghiệm pháp Vonkaulla và nghiệm pháp Ethanol, định lượng P.D.F-D.Dimer và xét nghiệm định lượng yếu tố 4 tiểu cầu, ngưng tập tiểu cầu, các chất chống đông ATIII, protein C, protein S plasminogen, α-2 antiplasmin để đánh giá tình trạng tiêu sợi huyết, đông máu rải rác trong lòng mạch hoặc tình trạng tăng đông, tắc mạch.

 

Người bệnh được lấy 2 ml máu cho vào chống đông citrat 3,8% hoặc 3,2%. Mẫu máu được bảo quản 22-28oC và chuẩn về labo trước 4h từ khi lấy mẫu.

 

636005748.jpg

Hình ảnh: Máy XN đông máu Stago với ưu điểm nhanh, độ chính xác cao

 

Hiện tại, chúng tôi đang triển khai làm xét nghiệm bộ đông máu cơ bản trên máy xét nghiệm đông máu Stago của Nhật với ưu điểm nhanh, độ chính xác cao, đã tạo được niềm tin cho các bác sỹ lâm sàng và người bệnh với các xét nghiệm:

️ APTT: Chỉ số bình thường 23-33s.

APTT kéo dài gặp trong các trường hợp bệnh lý: Thiếu hụt các yếu tố đông máu (II, V, VIII, IX, X, XI, XII), thiếu hụt hoặc rối loạn fibrinogen, đang điều trị chống đông (Vd: heparin, kháng vitamin K), bệnh Von Willebrand, bệnh lý của gan (Vd: xơ gan, viêm gan cấp hay mạn tính nặng), đông máu rải rác trong lòng mạch.

✔️PT: Chỉ số bình thường: PT( s ): 11-13s, PT( % ): 70-140%, INR: <1.5

PT kéo dài gặp trong các trường hợp bệnh như : Thiếu hụt yếu tố đông máu ( II, V, VII, X), thiếu hụt hoặc rối loạn fibrinogen, có chất kháng đông ngoại sinh lưu hành, dùng thuốc kháng đông kháng Vitamin K, bệnh lý về gan nặng như xơ gan, viêm gan cấp hay mạn tính, dùng heparin liều cao, bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch,…

 ️ Fibrinogen: Chỉ số bình thường: 2-4 g/L

- Fibrinogen kéo dài tăng trong các trường hợp: Nhiễm trùng cấp, các bệnh viêm mạn (Vd: bệnh Crohn, lao...), các bệnh lý khối u, u lympho, các bệnh tự miễn, hội chứng thận hư, nhồi máu cơ tim cấp, có thai và dùng thuốc viên ngừa thai, giai đoạn sớm của đông máu rải rác trong lòng mạch,…

- Giảm nồng độ fibrinogen thường gặp là: Các bệnh lý gan nặng và trong giai đoạn tiến triển, bệnh đông máu rải rác trong lòng mạch, tình trạng tiêu fibrin bệnh lý tiên phát hay thứ phát, các rối loạn fibrinogen máu bẩm sinh,…

 ️ D-Dimer: Chỉ số bình thường:  < 500ng/ml

- D-Dimer tăng: DIC, tiêu sợi huyết tiên phát, huyết khối, sử dụng thuốc tiêu cục đông

- D-Dimer không tăng: loại trừ huyết khối

 

Từ những xét nghiệ trên giúp bác sĩ phát hiện được cơ bản những bệnh lý liên quan đến đông cầm máu.

 

Hình ảnh: Chẩn đoán một số bệnh lý đông cầm máu thông qua xét nghiệm đông máu

         

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa không chỉ có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm mà còn sở hữu trang thiết bị hiện đại, đảm bảo cho kết quả chẩn đoán chính xác. Qua đó, chúng tôi cam kết trả kết quả chính xác, kịp thời, mang lại sự an tâm cho khách hàng. 

          Khách hàng có nhu cầu tư vấn, làm các xét nghiệm có thể liện hệ:

Khoa Huyết học – Sinhh Hóa – Vi sinh, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

Địa chỉ: Ngõ 958 Đ. Quang Trung, Quảng Thịnh, Quảng Xương, Thanh Hoá

hoặc qua số điện thoại : 0373.888.836

Bs. Lê Thị Huệ, Khoa Huyết học – Sinh hóa –Vi sinh

  

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:30 | 13:15 - 17:00
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
825
Hôm qua:
1418
Tuần này:
6914
Tháng này:
34714
Tất cả:
312865