date
CHẤT LƯỢNG TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ HY VỌNG!

Thông tin thuốc lưu ý về tương kỵ Ciprofloxacin – Cefoperazon

Đăng lúc: 14:16:57 28/11/2024 (GMT+7)

             1. Thực tế lâm sàng

Trong quá trình sử dụng thuốc trên lâm sàng tháng 10 năm 2024, Bệnh viện Thanh Nhàn vừa ghi nhận 02 trường hợp dung dịch vẩn đục và xuất hiện một lượng kết tủa lớn trong bầu nhỏ giọt và ống dẫn truyền khi truyền tĩnh mạch trong cùng một đường truyền ciprofloxacin và cefoperazon. Tuy nhiên thông tin tương kỵ này không được tìm thấy ở các nguồn thông tin thuốc bao gồm: Dược thư Quốc gia Việt Nam 2022, Tờ thông tin sản phẩm được Cục Quản lý Dược phê duyệt, các tờ thông tin thuốc ở Châu Âu, Mỹ,... Hiện tượng kết tủa khi kết hợp Ciprofloxacin và Cefoperazone cũng đã được ghi nhận tại các khoa lâm sàng ở Bệnh viện Quân Y 121, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng.

2. Quan sát thực nghiệm

Chuẩn bị: 2 lọ Cefoperazone (CEFOPERAZONE 1G, SLô: C10C003, HD: 14/06/2026), dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch truyền tĩnh mạch Ciprofloxacin 400mg/200ml (CIPROBID, SLô: 24030404, HD: 03/2026), bộ dây truyền dịch tĩnh mạch.

Tiến hành: Hoàn nguyên Cefoperazone 1g (mỗi lọ trong 10ml NaCl 0,9%), pha loãng 01 lọ Cefoperazone 1g trong 100ml NaCl 0,9%. Sau đó, cho dung dịch này kết hợp với Ciprofloxacin trong cùng một đường truyền tĩnh mạch. Mở pít tông bộ tiêm truyền để hai dung dịch được trộn lẫn vào nhau.

                                                                        Cefoperazone + Ciprofloxacin

          Kết quả: Khi kết hợp Cefoperazone với Ciprofloxacin, ngay lập tức xuất hiện hiện tượng vẩn đục và hình thành một lượng lớn kết tủa trắng trong hệ thống dịch truyền. Hiện tượng này vẫn xảy ra ngay cả khi tăng gấp đôi hàm lượng Cefoperazone thành 2g hay là khi thay đổi thứ tự trộn lẫn Cefoperazone và Ciprofloxacin.

3. Liên quan pH của kháng sinh Ciprofloxacin

Dung dịch tiêm truyền ciprofloxacin có pH từ 3,9 đến 4,5. Ciprofloxacin tương kỵ với các thuốc tiêm không ổn định về mặt lý hóa ở khoảng pH 3,9 - 4,5. Vì vậy KHÔNG TRỘN thuốc tiêm ciprofloxacin với các thuốc tiêm khác có pH cao.

             4. Giải pháp

Sử dụng đường truyền riêng biệt giữa kháng sinh Ciprofloxacin với các dung dịch tiêm truyền có pH cao. Ciprofloxacin và Cefoperazone đã ghi nhận tương kỵ bằng thực nghiệm nên cần phải thay dây truyền dịch khi dùng đồng thời hai kháng sinh này.

 


T
Ổ THÔNG TIN THUỐC – DƯỢC LÂM SÀNG

BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THANH HÓA

Tài liệu tham khảo



1. Bộ Y tế, Dược thư Quốc gia Việt Nam 2022

2. Tờ thông tin sản phẩm CIPROBID được Cục Quản lý Dược phê duyệt 2018

3. Tờ thông tin sản phẩm CIPROBAY được Cục Quản lý Dược phê duyệt 2015

4. Tờ thông tin sản phẩm CEFOPERAZONE 1G được Cục Quản lý Dược phê duyệt 2019

5. Tờ thông tin sản phẩm CIPRO IV đã được FDA ban hành vào năm 2017

6. Tờ thông tin sản phẩm CEFOBID đã được FDA ban hành vào năm 2020

7. Bản tin thông tin thuốc Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Hải Phòng 2021

8. Bản tin Dược lâm sàng Bệnh viện Quân Y 121.

9. Bản tin Dược lâm sàng Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội)                                 

 

                         

 

    

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:30 | 13:15 - 17:00
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
230
Hôm qua:
1025
Tuần này:
4292
Tháng này:
13177
Tất cả:
698010