date
CHẤT LƯỢNG TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ HY VỌNG!

Các bác sĩ, dược sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa bảo vệ thành công Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành đạt điểm Xuất sắc

Đăng lúc: 10:51:51 14/12/2023 (GMT+7)

       Chiều ngày 13/12/2023, tại Sở Y tế Thanh Hóa, các bác sĩ, dược sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa tham gia buổi bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành với tên đề tài: "Phân tích thực trạng can thiệp dược lâm sàng trong hóa trị liệu cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa năm 2022-2023"

 Ảnh 1: Toàn cảnh buổi bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học.

       
       Đề tài với sự tham gia của: DSCKI. Mai Văn Thắng - Phó trưởng Khoa Dược và Vật tư y tế (Chủ nhiệm đề tài); ThS.BS Nguyễn Văn Tú - Trưởng phòng KHTH-CĐT-ĐD (Thành viên đề tài); DSCKI. Nguyễn Tuấn Minh - Phó trưởng Khoa Dược và Vật tư y tế (Thành viên đề tài); DSCKI. Nguyễn Văn Thành - Tổ trưởng Tổ dược lâm sàng (Thành viên đề tài); DS Nguyễn Trường Giang - Khoa Dược và Vật tư y tế (Thành viên đề tài).
      Hội đồng chấm đề tài có sự tham gia của: TS.BS Lê Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Y tế - Chủ tịch hội đồng; BsCKII. Trịnh Việt Trung - Trưởng phòng Nghiệp vụ Y Sở Y tế - Ủy viên; DsCKII. Lê Anh Hiếu - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế - Ủy viên Phản biện 1; TS.BS Nguyễn Quang Hưng - Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu - Ủy viên Phản biện 2; DsCKI. Lê Thị Hồng Nhung - Phó Trưởng khoa Dược Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Ủy viên; DsCKI. Nguyễn Thị Quỳnh - CV Phòng Nghiệp vụ Dược Sở Y tế.


Ảnh 2: DsCKI. Mai Văn Thắng - Chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo

     
       Tại buổi bảo vệ, DsCKI. Mai Văn Thắng - Chủ nhiệm đề tài đã đại diện nhóm tác giả trình bày báo cáo các nội dung của đề tài, trong đó đặc biệt nhấn mạnh 2 nội dung:

       1. Mô tả thực trạng can thiệp dược lâm sàng trên bệnh nhân ung bướu điều trị hoá trị.

      2. Phân tích quan điểm của bác sĩ về các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc được can thiệp trên bệnh nhân ung bướu điều trị hoá trị.


Ảnh 3: DsCKI. Mai Văn Thắng - Chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo.

     
      Hiện nay, hoạt động dược lâm sàng tại bệnh viện ngày càng được thúc đẩy tại Việt Nam, đặc biệt sau khi Nghị định 131/2020/NĐ-CP ngày 2/11/2020 quy định về tổ chức, hoạt động dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ban hành. Một trong những nhiệm vụ của dược sĩ được nhấn mạnh trong nghị định là hoạt động tại khoa lâm sàng, cụ thể là việc phát hiện các vấn đề trong sử dụng thuốc (Drug - related problems - DRP). Hoạt động phát hiện DRP và những can thiệp hợp lý từ phía dược sĩ đã được chứng minh nâng cao hiệu quả điều trị và đem lại lợi ích kinh kế.


Ảnh 4: Các thành viên trong Hội đồng Khoa học và Công nghệ - Sở Y tế Thanh Hóa.

       
      Tại buổi bảo vệ, các thành viên trong Hội đồng Khoa học và Công nghệ - Sở Y tế Thanh Hóa đánh giá cao các nội dung, tính thực tiễn mà đề tài mang lại. Đồng thời, khẳng định: Trong thực tế lâm sàng, việc đưa ra quyết định điều trị, bao gồm cả kê đơn thuốc thường được các bác sĩ cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố. Để có thể đưa ra được những tư vấn hợp lý hiệu quả cho bác sĩ sau khi đã phát hiện ra DRP, dược sĩ lâm sàng cần có đầy đủ những kiến thức chuyên môn cũng như hiểu được cách suy luận, phân tích và đưa ra quyết định của bác sĩ lâm sàng. Việc tìm hiểu góc nhìn từ hai phía góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dược lâm sàng, tạo được sự đồng thuận và tối ưu hoá điều trị cho bệnh nhân.

 Ảnh 5: TS.BS. Nguyễn Quang Hưng - Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa - Ủy viên phản biện 1 nhận xét, phản biện đề tài

 

Ảnh 6: Ths.Bs. Nguyễn Văn Tú - Thành viên đề tài trả lời phản biện.

     
      Tổng kết các nhận xét và đánh giá của Hội đồng, TS.BS Lê Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Y tế - Chủ tịch Hội đồng khẳng định: Đây là một đề tài có giá trị và mang tính thực tiễn cao, thể hiện tâm huyết và năng lực chuyên môn của nhóm tác giả. Việc phát hiện các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc đặc biệt có ý nghĩa đối với đối tượng người bệnh
có bệnh lý đặc biệt, sử dụng thuốc có nguy cơ cao như hóa chất điều trị ung thư. Những nghiên cứu đã tiến hành tại Việt Nam liên quan đến sử dụng thuốc chuyên nghành Ung bướu đa số tập trung vào khảo sát thực trạng sử dụng thuốc và đánh giá phản ứng bất lợi của thuốc, rất ít có công bố nào về nội dung xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thông qua hoạt động dược lâm sàng. Việc can thiệp dược lâm sàng đến sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, nhất là đối với các chỉ định sử dụng hóa chất trong điều trị ung thư là vô cùng cần thiết.


Ảnh 7: TS.BS Lê Văn Cường - Phó Giám đốc Sở Y tế - Chủ tịch Hội đồng phát biểu tổng kết, đánh giá.

       
        Với những nỗ lực của nhóm tác giả, các thành viên trong Hội đồng quyết định kết quả Đề tài đạt loại Xuất sắc.

        Ngay từ khi mới thành lập, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã sớm xây dựng đội ngũ dược sĩ lâm sàng hoạt động theo từng khoa lâm sàng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc và hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh viện.

        Đối với CBVC-NLĐ bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa, việc thường xuyên tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học đã trở thành thường quy, đặc biệt với những đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành luôn được chú trọng và dành nhiều tâm huyết. Điều đó đã góp phần khẳng định vị thế, uy tín và năng lực của đội ngũ nhân viên y tế của bệnh viện. Đồng thời đây cũng là cơ hội tốt để các bác sĩ, dược sĩ thể hiện sự say mê trong nghiên cứu, cập nhật kiến thức, ngày càng nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân tại Bệnh viện.

 

 Một số hình ảnh tại buổi bảo vệ đề tài nghiên cứu khoa học:


 

Triệu Hồng - Phòng Công tác xã hội

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:30 | 13:15 - 17:00
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
963
Hôm qua:
1977
Tuần này:
7681
Tháng này:
24092
Tất cả:
388227