date
CHẤT LƯỢNG TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ HY VỌNG!

Syringocystadenocarcinoma papilliferum: ung thư tuyến phần phụ của da, một dạng ung thư hiếm gặp

Đăng lúc: 16:36:51 03/07/2023 (GMT+7)

             Bệnh nhân nam, 66 tuổi đến Bệnh viện Ung bướu Tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng xuất hiện một khối u sùi ở thành ngực trái kích thước khoảng 9x8 cm. Theo lời kể của bệnh nhân, khối u xuất hiện cách 30 năm trước, to dần theo thời gian nhưng bệnh nhân không đi khám và điều trị gì. Đợt này khối u to nhanh, xuất hiện chảy máu ở thân khối u nên bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa.

Ảnh 1. Hình ảnh của khối trước và trong phẫu thuật

Theo nhận định ban đầu của các Bác sĩ trong Đơn nguyên Ngoại Lồng ngực – Vú – Phụ khoa, bệnh nhân Nguyễn Trọng B, nam, 66 tuổi, nhà ở TP.Thanh Hóa. Bệnh nhân vào viện với một khối u kích thước tương đối lớn ở thành ngực, hình dạng như một cây nấm. Sau khi làm các xét nghiệm, hội chẩn các chuyên khoa, các Bác sĩ chẩn đoán: Khối u thành ngực kích thước lớn, theo dõi dung thư da, có chỉ định can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, do bệnh nhân có tình trạng thiếu máu mức độ nặng, nên đã được truyền máu trước, đảm bảo an toàn cho phẫu thuật. Sau đó bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt rộng rãi khối u. Trong mổ, lấy ra khối u có kích thước 9x8x2cm, sau mổ được chẩn đoán giải phẫu bệnh là: Syringocystadenocarcinoma Papilliferum hay ung thư tuyến phụ thuộc của da, một dạng ung thư rất hiếm gặp cả ở Việt Nam  và trên Thế giới. Bệnh nhân hồi phục sức khỏe nhanh và được cho ra viện sau một tuần.

Ảnh 2. Hình ảnh sau mổ của bệnh nhân

Mặc dù có rất ít trường hợp SCACP được báo cáo, nhưng hầu hết bệnh nhân đã được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u rộng rãi, đây được coi là phương pháp điều trị tiêu chuẩn. Trong trường hợp bệnh không thể phẫu thuật hoặc bệnh nhân từ chối phẫu thuật thì hóa trị hoặc xạ trị cũng là phương pháp điều trị thay thế. 

Tóm lại, SCACP là một khối u phần phụ cực kỳ hiếm gặp và sinh lý bệnh học xác định của nó vẫn chưa thực sự rõ ràng và phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị hiệu quả. Các chuyên gia của Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa khuyến nghị một số tình huống người dân nên đi bệnh viện để kiểm tra và xem xét ung thư da bao gồm:

1.     Thay đổi ánh sáng, hình dạng, kích thước hoặc màu sắc của nốt ruồi hoặc vết nám: Nếu bạn nhận thấy bất kỳ biểu hiện không bình thường nào trên da, như nốt ruồi hay vết nám thay đổi rõ rệt về màu sắc, kích thước, hình dạng, hoặc xuất hiện các đường viền không đối xứng, hãy điều tra và kiểm tra ngay.

2.     Chảy máu hoặc loét: Nếu bạn có nốt ruồi hay khối u trên da chảy máu không dừng hoặc xuất hiện loét (vùng da bị tổn thương, mở, không lành), bạn nên đi khám bác sĩ để được đánh giá và điều trị.

3.     Mụn không lành: Nếu bạn có mụn trên da không lành trong khoảng thời gian dài hoặc không phản ứng với các liệu pháp trị liệu thông thường, đó có thể là dấu hiệu của ung thư da.

4.     Đau hoặc khó chịu: Nếu bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu từ một vùng da cụ thể, đặc biệt là khi áp lực lên vùng đó, hãy đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và loại trừ khả năng ung thư da.

5.     Tiền sử gia đình ung thư da: Nếu trong gia đình bạn có trường hợp ung thư da đã được chẩn đoán, hãy thông báo cho bác sĩ về điều này và hãy đi khám định kỳ để phát hiện sớm các biểu hiện của ung thư da.

Ths.Bs Ngô Văn Nam - Câu lạc bộ thầy thuốc trẻ BVUB.

 

  

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:30 | 13:15 - 17:00
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
628
Hôm qua:
1073
Tuần này:
2658
Tháng này:
16247
Tất cả:
741049