Phẫu thuật bảo tồn tuyến vú tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá
Với sự tiến bộ cả y học tỷ lệ khỏi bệnh của UTV ngày càng cao, đặt ra thách thức cho vấn đề điều trị cũng như nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, điều trị bảo tồn (gồm phẫu thuật bảo tồn và xạ trị bổ trợ) đã được nghiên cứu để so sánh với phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú, theo dõi lâu dài cho thấy thời gian sống thêm của hai phương pháp là không có sự khác biệt.
Phẫu thuật bảo tồn vú là phương pháp chỉ cắt bỏ khối u và một phần nhu mô tuyến vú bao quanh khối u (cách khối u khoảng 1 - 2cm), đủ để không còn tế bào ung thư tại diện cắt nên vẫn giữ được tuyến vú với kích thước gần như bình thường. Phương pháp điều trị này đảm bảo tính thẩm mỹ, đặc biệt với bệnh nhân trẻ tuổi, chưa lập gia đình. Đồng thời, là phương pháp can thiệp tối thiểu nên phẫu thuật ung thư vú theo hướng bảo toàn tuyến vú có thời gian lành vết thương nhanh hơn.
Năm 1993 tác giả Audretsch W lần đầu giới thiệu các kỹ thuật tạo hình áp dụng trong phẫu thuật bảo tồn ung thư nhằm đảm bảo khối u được cắt rộng rãi hơn nhưng vẫn đạt được hiệu quả thẩm mỹ. Trải qua thời gian phát triển, nhiều kỹ thuật tạo hình đã được sáng tạo để áp dụng vào phẫu thuật bảo. Đặc điểm chung của các kỹ thuật này là nhu mô xung quanh u sẽ được phẫu tích rộng tạo thuận lợi cho dịch chuyển mô tái sắp xếp lại tuyến vú và che lấp khuyết hổng.
Từ tháng 3 năm 2020, Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viên Ung bướu tỉnh Thanh Hóa thực hiện những ca phẫu thuật bảo tồn tuyến vú đầu tiên, đến nay kĩ thuật này đã được triển khai thường quy tại đơn nguyên Lồng Ngực-Vú-Phụ Khoa bước đầu đã đem lại hiệu quả tốt về điều trị cho người bệnh. Dưới đây là một trong số trường hợp bệnh nhân đã được phẫu thuật bảo tồn tuyến vú tại bệnh viện chúng tôi.
Bệnh nhân nữ, 38 tuổi chẩn đoán K vú phải cT2N0M0 với kích thước u là 2,5 x 2cm vị trí ¼ dưới trong. Đã được chỉ định phẫu thuật bao tồn tuyến vú áp dụng kỹ thuật vạt chữ B và vét hạch nách phải bằng đường mổ vùng hố nách.
Hình 1: Tổn thương u vú ở vị trí ¼ dưới trong và đã được phẫu thuật bảo tồn tuyến vú với kỹ thuật vạt chữ B, kèm theo bệnh nhân được đánh dấu clip trong mổ để phục vụ quá trình xạ trị sau này.
Hình 2: Tổn thương sau 5 ngày điều trị: Bệnh nhân đã rút hết dẫn lưu, vết mổ liền tốt. Hình thái ngực 2 bên hầu như không có sự khác biệt đáng kể giữa trước và sau điều trị.
Hình 3: Bệnh nhân sau mổ được làm xét nghiệm Hóa mô miễn dịch từ kết quả giải phẫu bệnh u trước đó để điều trị bổ trợ sau mổ
Một trường hợp khác, bệnh nhân nữ 35 tuổi được chẩn đoán K vú phải cT1N0M0, u vú ở vị trí ¼ trên ngoài đã được phẫu thuật bảo tồn tuyến vú đơn thuần, dùng 1 đường mổ vừa lấy bỏ khối u kèm theo vét hạch nách.
Hình 4: Hình ảnh chụp MRI tuyến vú của bệnh nhân: U vú phải ở vị trí 11h, đơn ổ BIRADS 4C, vài hạch nách phải.
Hình 5: Bệnh nhân được mổ bảo tồn tuyến vú kèm vét hạch nách trên 1 vết mổ.
Hình 6: Bệnh nhân sau 3 ngày điều trị
Qua các nghiên cứu trên thế giới và kinh nghiệm bước đầu của triển khai kĩ thuật này tại Bệnh viện cho thấy: Phẫu thuật bảo tồn trong Ung thư vú là một phương pháp an toàn, hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh UTV và nâng cao chất lượng sống đặc biệt kết quả thẩm mĩ, tránh mặc cảm cho bệnh nhân.
Khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư nhất là đối với UTV đem lại lợi ích to lớn cho người bệnh, giảm gánh nặng y tế.
Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (từ 18 tuổi trở lên): nên tự khám vú thường xuyên.
- Phụ nữ trong độ tuổi 20- 30 nên khám chuyên khoa 3 năm/ lần, từ 40 tuổi trở lên nên khám chuyên khoa 1 năm/ lần.
- Phụ nữ trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư vú bằng siêu âm tuyến vú hoặc chụp mamography 1 năm/ lần.
- Phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú nên siêu âm tuyến vú, chụp mamography và chụp cộng hưởng từ tuyến vú 1 năm/ lần. Yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư vú bao gồm: tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, tiền sử có kinh sớm (trước 12 tuổi) mãn kinh muộn ( sau 55 tuổi), thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc hormon nội tiết estrogen thay thế, không sinh con hoặc sinh con muộn sau 30 tuổi, chế độ ăn nhiều chất béo, mỡ động vật, ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên
Tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa, chúng tôi có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện chẩn đoán từ hình ảnh đến giải phẫu bệnh. Đơn nguyên Lồng ngực-Vú-Phụ khoa được thành lập nhằm điều trị chuyên sâu hơn, cá thể hóa người bệnh, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, được học tập, đào tạo tại các bệnh viện đầu ngành trên cả nước. Là điểm đến an toàn, tạo sự yên tâm, tin tưởng cho người bệnh.
Người bệnh có nhu cầu khám tầm soát cũng như điều trị bệnh lý tuyến vú có thể liện hệ: Đơn nguyên Lồng ngực-Vú-Phụ khoa - Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa (đ/c: Ngõ 958 Đ. Quang Trung, Quảng Thịnh, Quảng Xương, Thanh Hoá) để được khám, tư vấn và điều trị.
ThS.BS. Nguyễn Hồng Phương
Đơn nguyên Lồng ngực - Vú phụ khoa, Khoa Ngoại Tổng hợp
- Phẫu thuật thành công cắt bỏ khối u lớn hiếm gặp ( Bệnh castleman) vùng cổ cho bệnh nhân nữ trung niên
- PHẪU THUẬT UNG THƯ NỘI MẠC TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU TỈNH THANH HOÁ
- CÁC XÉT NGHIỆM GIÚP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÔNG - CẦM MÁU TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THANH HÓA
- HẠ CALCI MÁU Ở NHỮNG BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TUYẾN GIÁP, VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
- Phẫu thuật bảo tồn tuyến vú tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá
- Kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2022
- Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận thành công chuyển giao kỹ thuật đặt buồng truyền hóa chất dưới da dưới hướng dẫn của hệ thống DSA số hóa xóa nền từ bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận thành công chuyển giao kỹ thuật can thiệp mạch từ bệnh viện Bạch Mai
- Phẫu thuật nội soi cắt tuyến giáp qua đường miệng tại bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa
- Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa áp dụng nội soi không đau trên hệ thống nội soi tiêu hóa hiện đại hàng đầu Việt Nam
Tin tức mới nhất
Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:30 - 11:30 | 13:30 - 17:30
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24