Thủ đoạn chiếm đoạt tài sản và biện pháp phòng ngừa
Một số thủ đoạn phổ biến gồm:
- Lừa đảo truyền thống: Lừa đảo trong lĩnh vực Ngân hàng; trong kinh doanh bất động sản; lừa đảo tiền xin việc, xuất khẩu lao động, đi học, hưởng chế độ chính sách; lừa đảo dưới hình thức hụi, họ, biêu phường; lừa đảo cho thuê, mượn tài sản.
- Lừa đảo trên không gian mạng gồm các thủ đoạn:
1. Lời mời kết bạn, làm quen bất ngờ từ người lạ: Để tạo lòng tin, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng hình ảnh chỉn chu, ngoại hình bắt mắt tiếp cận nạn nhân, làm quen một cách bất ngờ.
2. Tuyển cộng tác viên online để được hưởng mức hoa hồng cao từ lần đầu, tiền nhỏ, sau thanh toán đơn hàng với lượng tiền lớn thì bị chiếm đoạt.
3. Lập các tài khoản Facebook, Zalo giả và yêu cầu chuyển tiền trước để mua hàng trực tuyến qua mạng giá rẻ sau đó chiếm đoạt.
4. Giả danh nhân viên Ngân hàng, công ty tài chính quảng cáo cho vay tiền với lãi suất thấp, khi người vay phải đóng tiền phí để đảm bảo sẽ bị chiếm đoạt.
5. Sử dụng nền tảng mạng xã hội mạo danh là nhân viên ngân hàng để tư vấn về việc nâng cấp hạn mức thẻ tín dụng sau đó chiếm đoạt thông tin và chiếm đoạt tài sản.
6. Sử dụng số điện thoại giả mạo, có thể hiển thị số điện thoại của cơ quan Tư pháp để đe dọa, gây áp lực tâm lý để yêu cầu nạn nhân chuyển tiền và chiếm đoạt.
7. Lập các tài khoản mạng xã hội hoặc chiếm quyền quản trị giả danh người quen để yêu cầu chuyển tiền cho đối tượng sau đó chiếm đoạt.
8. Giả danh là lãnh đạo các sở, ngành thuộc tỉnh gọi điện đến số điện thoại di động của cán bộ, người dân để uy hiếp, đe dọa, gây hoang mang, lo sợ và yêu cầu chuyển tiền để chiếm đoạt.
9. Giả danh cán bộ Công an yêu cầu cài đặt phần mềm Dịch vụ công hoặc phần mềm định danh điện tử (VnEiD) để kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng trên điện thoại của người dân sau đó thực hiện lệnh chuyển tiền chiếm đoạt tài sản.
Để ngăn chặn hành vi lừa đảo, bảo vệ tài sản của người dân, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa khuyến cáo cán bộ, viên chức, người lao động, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thực hiện tốt những nội dung sau:
Một là, không chuyển tiền cho người khác khi chưa xác định chính xác nhân thân, danh tính người nhận tiền qua các hoạt động trên nền tảng số.
Hai là, không cung cấp cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào về các thông tin tài khoản cá nhân trên không gian mạng.
Ba là, không công khai thông tin cá nhân (ngày, tháng, năm sinh, CCCD, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng) lên mạng xã hội.
Bốn là, khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cán bộ cơ quan nhà nước yêu cầu cung cấp các thông tin liên quan thì không thực hiện theo mà báo ngay với Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn. Không nên nghe và làm theo những lời hướng dẫn, giới thiệu làm việc nhẹ nhàng, kiếm tiền dễ dàng; thỏa thuận chỉ thanh toán sau khi đã được nhận và kiểm tra hàng để tránh rủi ro bị lừa mất tiền đặt cọc.
Năm là, không truy cập vào các trang Website, ứng dụng có nguồn gốc, nội dung không rõ ràng. Tuyệt đối không mở hộ, cho thuê, bán tài khoản ngân hàng cho người khác.
- Xử lý khi gặp lừa đảo
1. Chủ động chặn các tin nhắn cuộc gọi: Khi được tiếp cận bởi các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân nên chủ động ngắt liên lạc, chặn tin nhắn.
2. Báo cáo các tin nhắn, cuộc gọi: Chặn và báo cáo các tin nhắn có dấu hiệu lừa đảo trên các nền tảng mạng xã hội. Đối với các cuộc gọi điện, lưu lại số điện thoại của các đối tượng và trình báo với cơ quan công an nhằm kiểm tra và bắt giữ.
3. Tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm các phương thức, thông tin liên quan tới hành vi lừa đảo, rất có thể hành vi đó đã được báo cáo và đăng tải bởi các cơ quan truyền thông hoặc nạn nhân khác.
4. Gửi cảnh báo về Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ canhbao.khonggianmang.vn
Xử lý sau khi bị lừa đảo trực tuyến
5. Dừng chuyển tiền, tuyệt đối không tiếp tục làm theo lời dẫn dụ của đối tượng lừa đảo.
6. Liên hệ ngay lập tức với ngân hàng và tổ chức tài chính để báo cáo lừa đảo và yêu cầu họ dừng mọi giao dịch.
7. Sao lưu lịch sử giao tiếp, giao dịch: Nhanh chóng lưu lại các đoạn hội thoại với đối tượng lừa đảo, lịch sử giao dịch chuyển khoản nhằm phục vụ cho quá trình điều tra và truy vết đối tượng.
8. Trình báo lừa đảo: Trình báo vụ việc lừa đảo trực tuyến với các cơ quan chức năng như lực lượng công an địa phương.
9. Cảnh báo cho gia đình và bạn bè về trường hợp lừa đảo này để họ có thể đề phòng những chiêu trò tiếp theo có thể xảy ra.
- Kỹ năng phòng tránh cơ bản:
1. Kiểm tra nguồn gốc thông tin: Xác định xem thông tin đến từ nguồn đáng tin cậy hay không. Kiểm tra tên miền và đường dẫn URL của trang web. Hãy chú ý đến các tên miền khác thường, có lỗi chính tả hoặc không có các chứng chỉ tín nhiệm mạng.
2. Cảnh giác với người lạ kết bạn qua mạng xã hội, qua Zalo, Telegram… Khi có dấu hiệu khả nghi ngay lập tức không kết bạn và không trả lời. Ngoài ra ẩn đi danh sách bạn bè của mình trên các tài khoản mạng xã hội để tránh bị đối tượng lừa đảo biết đến các mối quan hệ xung quanh của mình.
3. Cảnh giác với email và tin nhắn lạ: Các email hoặc tin nhắn lừa đảo thường giả mạo các tổ chức uy tín (như ngân hàng, đơn vị nhà nước hoặc công ty công nghệ). Kiểm tra kỹ địa chỉ email người gửi, so sánh đối chiếu với địa chỉ email được ghi trên các cổng thông tin chính thống. Thông thường, các địa chỉ Email giả mạo sẽ bao gồm các ký tự thừa, tên miền không chính xác.
4. Cẩn thận với các yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài chính: Không chia sẻ thông tin cá nhân hoặc tài chính qua email hoặc tin nhắn cho các đối tượng lạ. Ngoài các đơn vị ngân hàng, các tổ chức hoặc doanh nghiệp uy tín sẽ không yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân.
5. Cảnh giác với những yêu cầu đặt cọc hoặc chuyển khoản trước: Tuyệt đối không chuyển tiền cho các đối tượng lạ trong mọi trường hợp. Đối với các giao dịch trực tiếp, người dân được khuyến cáo nên thực hiện trực tiếp hoặc thông qua cá nhân hoặc tổ chức trung gian uy tín.
6. Tìm hiểu thêm về các hình thức lừa đảo phổ biến: Các loại hình lừa đảo qua mạng như lừa đảo qua email, tin nhắn, mạo danh và lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã được phổ biến rất nhiều trên mạng. Hiểu biết về các phương thức này sẽ giúp dễ dàng nhận diện và phòng tránh hậu quả không đáng có. Theo dõi và cập nhật tại kênh thông tin Cổng không gian mạng quốc gia (Facebook/TikTok) hoặc website Khonggianmang.vn./.
- Đêm giao thừa ấm áp tại bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá
- Giao ban tất niên và thăm hỏi, tặng quà viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn tại bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa
- Xuân ấm áp – Tết yêu thương tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa
- Đồng chí Đầu Thanh Tùng - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thăm và chúc Tết bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.
- Thông báo mời quan tâm danh mục hàng hoá mua sắm cho Nhà thuốc Bệnh viện năm 2025
- Yêu cầu báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu: Mua sắm sữa bồi dưỡng hiện vật tại Bênh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá năm 2024 - 2025
- Đoàn công tác Sở Y tế tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) thăm và chúc tết Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa
- Hội nghị Cán bộ viên chức - người lao động năm 2025
- Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Yêu cầu báo giá để xây dựng gói thầu dịch vụ bảo dưỡng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Ung Bướu Thanh Hoá
Tin tức mới nhất
Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:30 | 13:15 - 17:00
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24