date
CHẤT LƯỢNG TẠO DỰNG NIỀM TIN VÀ HY VỌNG!

Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá điều trị thành công bệnh nhân nhiễm Vi khuẩn Ăn thịt người Whitmore

Đăng lúc: 20:24:05 31/03/2025 (GMT+7)

 

Bệnh Whitmore (hay còn gọi bệnh Melioidosis) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.

Tại bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa tiếp nhận một Bệnh nhân nam 36 tuổi tiền sử không có bệnh lý nền. Cách đây 01 tháng bệnh nhân xuất hiện khối tổn thương sùi, loét vùng bẹn trái to dần, bệnh nhân đã được điều trị ở bệnh viện tuyến huyện nhưng không đ. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hoá trong tình trạng sốt nhiều ngày, khối tổn thương sưng nề, hoại tử, chảy dịch, mủ, sùi, loét, nham nhở vùng bẹn trái gây đau nhức và hạn chế vận động chân trái. Với tổn thương hoại tử đa dạng như vậy, các bác sĩ đã hội chẩn lãnh đạo bệnh viện, khoa Dược- bộ phận Dược Lâm sàng và định hướng chẩn đoán là một bệnh cảnh của bệnh nhiễm khuẩn có khả năng lây lan qua đường tiếp xúc da, niêm mạc, chất dịch từ tổn thương cho các bệnh nhân khác. Vì vậy, bệnh nhân nhanh chóng được thực hiện các biện pháp cách ly tại phòng bệnh riêng và được thăm khám và làm các xét nghiệm. Bệnh nhân nhanh chóng được cấy máu định danh, phân lập vi khuẩn và chẩn đoán xác định nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có nhiều ổ nhiễm khuẩn khu trú dạng hoại tử, loét, chảy dịch vùng bẹn trái. Trường hợp này được các bác sĩ điều trị hội chẩn với bộ phận Dược lâm sàng để lựa chọn phác đồ phù hợp với cá thể người bệnh và thống nhất sử dụng đa kháng sinh phối hợp, kiểm soát và hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, kiểm soát đường máu và các rối loạn nội môi, trích rạch, dẫn lưu ổ áp xe ở các khối cơ, chăm sóc toàn diện tích cực. Sau hơn 02 tuần điều trị các tổn thương ổ sùi loét đã khô dần, miệng vết thương liền sẹo tốt, không còn biểu hiện rò dịch viêm, không có điểm hoạt tử ra viện trong tình trạng tỉnh táo, không sốt, hô hấp - tuần hoàn ổn định, vết mổ liền sẹo tốt. 

Ảnh: Tổn thương loét hoạt tử mô, cơ vùng bẹn trái trước điều trị đa kháng sinh

 

Ảnh: Tổn thương đã hết hoại tử, chảy mủ, dịch, bắt đầu tái tạo mô sau điều trị kháng sinh 01 tuần.

 

1.jpg

Ảnh: Bác sĩ điều trị thăm khám cho bệnh nhân hàng ngày

Nhờ sự phối hợp, tư vấn, hội chẩn giữa bác sĩ điều trị khoa lâm sàng và bộ phận Dược lâm sàng đã lựa chọn phác đồ kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh và cá thể hóa người bệnh, theo dõi sát, điều trị toàn diện mà Bệnh viện Ung bướu đã điều trị thành công bệnh nhân Whitmore nặng. 

Ảnh: Hội chẩn giữa bác sĩ điều trị khoa lâm sàng và bộ phận Dược lâm sàng để lựa chọn phác đồ kháng sinh phù hợp cho bệnh nhân.

Bệnh Whitmore do vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei gây ra, thường gặp ở các nước Đông Nam Á, Bắc Úc, Nam Á và Trung Quốc. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận năm 1925. Bệnh xuất hiện rải rác tại các địa phương trong cả nước, hay xảy ra vào mùa mưa và gia tăng trong thời gian gần đây. Vi khuẩn tồn tại trong môi trường đất và nước ô nhiễm. Bệnh lây truyền chủ yếu do tiếp xúc với nguồn đất, nước có chứa vi khuẩn qua các vết trầy xước ngoài da. Những người có sức đề kháng bị suy giảm, có bệnh lý nền như đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh gan, thận, bệnh phổi mạn tính có nguy cơ mắc bệnh cao.

Bệnh diễn biến thường cấp tính. Bệnh cảnh lâm sàng hay gặp nhất là viêm phổi hoại tử, áp xe phổi; viêm mủ hoại tử, áp xe ở da, cơ, xương, khớp; có thể gây viêm mủ, áp xe ở các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận, não-màng não. Trên 50% số bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết và hơn 25% có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng. Những bệnh nhân có viêm phổi, viêm não-màng não, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn là những bệnh nhân rất nặng, nguy cơ tử vong cao. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bệnh diễn biến bán cấp tính hoặc mạn tính, hay tái phát. Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh nhiễm trùng khác nên việc chẩn đoán khó khăn, thường là muộn.

Để chẩn đoán xác định bệnh, ngoài các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng điển hình, cần dựa vào xét nghiệm nuôi cấy phân lập vi khuẩn Burkholderia pseudomallei trong máu và các bệnh phẩm. Ngoài ra có thể dựa vào các xét nghiệm sinh học phân tử (NAT-Nucleic acid test) để phát hiện mầm bệnh.

Điều trị bệnh Whitmore hiện nay còn rất khó khăn, vì vậy khuyến cáo được đưa ra là tất cả các trường hợp nhiễm Burkholderia pseudomalei từ nhẹ đến nặng đều cần được bác sĩ điều trị phối hợp với bộ phận Dược lâm sàng hội chẩn, tham vấn và đưa ra phác đồ lựa chọn kháng sinh điều trị kháng sinh phù hợp với phác đồ tấn công ban đầu kéo dài ít nhất từ hai tuần đến tám tuần tùy theo cơ quan bị tổn thương bằng kháng sinh đường tĩnh mạch, sau đó là phác đồ điều trị củng cố kéo dài tối thiểu ba tháng, thậm chí có thể 6 tháng hoặc hơn bằng kháng sinh đường uống. Vi khuẩn kháng tự nhiên với nhiều loại kháng sinh như Penicillin, Ampicillin, Cephalosporin thế hệ 1 và 2, Aminoglycoside. Các kháng sinh điều trị phù hợp hiện nay là Ceftazidime, Imipenem, Meropenem, Amoxicillin-clavulanic acid, Trimethoprim-sulfamethopxazol, Doxycillin. Ngoài ra người bệnh nặng cần được điều trị hồi sức tích cực và các điều trị hỗ trợ khác như: bảo đảm chức năng hô hấp, tuần hoàn, điều chỉnh các rối loạn nội môi, kiểm soát đường máu, phẫu thuật chích rạch và dẫn lưu các ổ áp xe, nuôi dưỡng tích cực.

Ảnh:  Bác sĩ điều trị khoa lâm sàng và bộ phận Dược lâm sàng đánh giá tình trạng của bệnh nhân trước khi ra viện.

Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Để dự phòng bệnh, cần chú ý đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng; không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại/gần nơi bị ô nhiễm; sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay..) đối với những người thường xuyên làm việc, tiếp xúc với đất và nước bẩn; khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm; nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế có kinh nghiệm điều trị khỏi các ca bệnh Whitmore để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời. Những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch ... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn.

2.jpg

     Ảnh: Bệnh nhân Whitmore (Áo xanh giữa) đã khoẻ mạnh xuất viện

Phòng Công tác xã hội

  

Các ngày trong tuần từ Thứ 2 đến Chủ nhật
Mùa đông: 7:15 - 11:30 | 13:15 - 17:00
Mùa hè: 7:00 - 11:30 | 13:30 - 17:00
Trực cấp cứu: 24/24

Truy cập

Hôm nay:
634
Hôm qua:
1829
Tuần này:
4597
Tháng này:
2463
Tất cả:
878875